Monday, December 17, 2012

(1951) The River/Le Fleuve/ A pure masterpiece

THE RIVER



Đạo diễn: Jean Renoir
Sản xuất: Kenneth McEldowney, Jean Renoir
Nguyên tác: Rumer Godden (tiểu thuyết), Jean Renoir
Diễn viên chính: Nora Swinburne
Esmond Knight
Arthur Shields
Suprova Mukerjee
Radha Burnier
River Le
Âm nhạc: M. A. Partha Sarathy
Quay phim: Claude Renoir
Biên tập: George Gale
Phân phối: United Artists
Ngày ra mắt: 10 September 1951
Thời lượng: 99 min.
Quốc gia: France / India / USA
Ngôn ngữ: English / Bengali


Nội dung chính:

Ba cô gái trẻ gốc Anh quốc nhưng lại đuợc nuôi dưỡng, giáo dục tại Ấn Độ. Họ lớn lên bên dòng sông Bengal, nơi mà họ cùng trải nghiệm những mối rung động đầu đời và rồi chính thức từ giã thời niên thiếu, bước chân vào lứa tuổi trưởng thành.

Phim được thuật lại dưới lời kể của Harriet (Patricia Walters), một trong ba cô gái. Harriet là con gái trong một gia đình thượng lưu nguời Anh sinh sống tại Ấn Độ. Cô bé còn có 5 cô em gái và một cậu em trai Bogey (Richard.R.Foster) - rất có hứng thú với các loài vật có vảy, về sau cậu bị giết chết bởi một con rắn hổ mang. Harriet cùng với 2 cô bạn Melaine và Valerie đều thầm thương trộm nhớ Captain John, người vừa mới đến Ấn Độ cách đó không lâu. 

Đánh giá:

Bộ phim màu đầu tiên của Jean Renoir, hoàn toàn được quay tại Ấn Độ, thực sự là một kì tích về mặt hiệu ứng thị giác. Dựa trên tiểu thuyết bởi Rumer Godden, bộ phim như một sự tương phản hùng hồn giữa một bên là nỗi đau âm ỉ của ba cô gái trẻ đặt cạnh bên dòng chảy bất biến của dòng Bengal linh thiêng, qua đó đời sống thường ngày cùng những tâm sự riêng tư của họ dần dần được hé mở. Được làm giàu thêm bởi vốn hiểu biết phong phú cùng với lòng cảm kích dành cho văn hóa và người dân Ấn Độ, The River đã khai phá một cách khéo léo mối tuơng quan mong manh giữa những mối rung cảm bất chợt và sự sáng tạo bất diệt. 

Harriet



Melaine



Captain John & Valerie



Nguồn: dịch và tổng hợp.



Nhận xét về "The River", nhà phê bình Andre Bazin nhận định như sau:

"Khả năng tập hợp các dữ liệu riêng lẻ và tái tạo chúng thông qua trí tưởng tượng của Renoir thật đáng kinh ngạc, thậm chí còn có phần vượt trội hơn cả The rules of the game. Duy có điều thành quả lớn nhất của Renoir lần này nằm ở phần kĩ thuật - khác rất nhiều so với những bộ phim ông làm trước năm 1939. Với phần dựng phim linh họat, tái định hình một số cảnh quay cận cảnh, Renoir đã thay thế tính ổn định hình ảnh mà trong đó các cảnh quay chỉ được dàn dựng một lần duy nhất. Không có đến một cú lia máy trong toàn thể bộ phim. Renoir sử dụng ống kính máy quay chẳng khác nào một chiếc kính thiên văn, di chuyển ra vào giữa ranh giới thực tại, tiết lộ đồng thời che giấu một số yếu tố dựa trên thứ bản năng tài tình, nhuốm chút ma mãnh của ông. 
Có vẻ như Renoir chỉ hứng thú với việc trình bày sự việc theo đúng bản chất của chúng. Ngay cả lúc phải quay trở về với phong cách làm phim truyền thống, dùng đến nhiều cảnh quay cùng lúc, tỉ như cảnh ngủ trưa chẳng hạn, cũng không có dấu hiệu nào cho thấy sự kết nối với chủ nghĩa biểu hiện tuợng trưng. Ông dùng đến nó chỉ như một phương thức tường thuật, và không có đến một giây nào phá vỡ đi tính hiện thực cụ thể trong từng khoảnh khắc."














"Để vẽ nên một con đường trong khu rừng rậm, sẽ là một ý kiến không tồi nếu bạn có trong tay một cây gậy nhằm dẹp bỏ đi những chuớng ngại vô hình truớc mắt. Thỉnh thoảng cây gậy sẽ hích phải một thân cây hoặc tảng đá rắn chắc và gãy ngay trong tay bạn, cũng có thể nó vẫn còn nguyên, có điều chắc chắn là tay bạn sẽ sưng tấy lên. Điều này cũng tương tự với những gì tôi đã làm được suốt mười năm qua. Tôi không hề muốn đứng yên một chỗ cố định, cây kim la bàn tôi đang dùng thì cứ quay vòng không ngừng, khiến cho tôi thấy hoang mang không tìm ra được lối đi ngay. Song tôi lại rất lấy làm tự hào, chí ít tôi cũng chưa mất hết mọi mối liên hệ với thế giới bên ngoài. Tôi lấy lại được niềm tin của mình thông qua The River. Bản thân tôi cảm thấy rất rõ ràng trong cơ thể cháy lên một khao khát muốn vươn tay ra chạm tới những bạn bè đồng loại của tôi trên khắp thế giới này." - Jean Renoir.




















No comments:

Post a Comment