Kiệt tác điện ảnh: "Truyện đêm mưa trăng lu" của Mizoguchi Kenji


Hai kiệt tác phim sau chiến tranh đã đánh thức khán giả toàn thế giới với di sản phong phú của điện ảnh Nhật là: “Rashomon” (Lã Sanh Môn) của đạo diễn Kurosawa Akira (năm 1951) và "Truyện đêm mưa trăng lu" (Ugetsu Monogatari) của Mizoguchi Kenji (1953). Đạo diễn Mizoguchi tiến đến ánh đèn sân khấu quốc tế với bộ phim thứ 78 của ông, giành được giải Sư tử bạc tại Liên hoan phim Venice năm 1953, cùng với giải Nhà phê bình Ý xuất sắc. Tại quê nhà, bộ phim được đánh giá cao của Kinema Junpo xếp hạng thứ ba trong các phim xuất sắc nhất của năm.



Kịch bản của Mizoguchi dựa trên nguồn văn học phương Đông và Tây. Trong kịch bản có sử dụng hai trong chín câu chuyện thuộc tác phẩm nổi tiếng nhất của Ueda Akirari là “Truyện đêm mưa trăng lu” (Ugetsu Monogatari) năm 1776. Một phần tên là “Căn nhà trong bụi cây” (Asaji ga Yado), phần khác là “Khát vọng bạch xà” (Jasei no in). Một nguồn khác là câu chuyện mang tên “Décoré!” của bậc thầy truyện ngắn Pháp thế kỷ 19 - Guy de Maupassant.



"Truyện đêm mưa trăng lu" (Ugetsu Monogatari)


Nhà biên kịch kỳ cựu Kawaguchi Matsutaro và Yoda Yoshikata lồng ghép ba câu chuyện lại thành một và được dẫn dắt bởi một chủ đề đáng yêu từ Mizoguchi: một phụ nữ đọ sức với cả một thế giới mà tiền bạc là tất cả và do đàn ông thống trị. Lấy bối cảnh thế kỷ 16 ở Nhật, thời kỳ của cuộc nội chiến đẫm máu, “Truyện đêm mưa trăng lu” tập trung vào những người dân thường bị cuốn theo cơn thủy triều dữ dội của biến động xã hội. Mizoguchi viết thư cho Yoshikata rằng, “Cho dù chiến tranh xảy ra vì động cơ cá nhân của giới cầm quyền, hoặc trong một số mối quan tâm chung, bạo lực ra sao, ngụy trang cho chiến tranh, đàn áp và gây đau khổ nhân dân, cả về thân xác lẫn tinh thần!... Tôi muốn nhấn mạnh đây là chủ đề chính của bộ phim.”


“Truyện đêm mưa trăng lu” lấy số phận người phụ nữ để bộc lộ những mất mát của con người trong sự đàn áp

Giống như các phim khác của Mizoguchi, “Truyện đêm mưa trăng lu” lấy số phận người phụ nữ để bộc lộ những mất mát của con người trong sự đàn áp. Vì tham vọng lố bịch của chồng mình, Ohama bị cưỡng dâm và thoái hóa như gái mại dâm. Với Miyagi, tình đoàn kết của gia đình là tất cả, nhưng cô bị tính tham lam và sự không kiên định của chồng phản bội. Cô trở thành một người mẹ phải lẩn tránh trong thời gian xung đột, sau đó là một nạn nhân của sự bạo lực. Cả hai người phụ nữ, dù vậy, đều tha thứ cho chồng họ, và thể hiện sự chung thủy và đức hy sinh đáng kính. Ohama và Miyagi chỉ là hai trong số nhiều phụ nữ tuyệt vời trong các tác phẩm của Mizoguchi. Những tác phẩm khác tương tự như “Cuộc đời Oharu (1952) và "Câu chuyện cúc tàn" (The Story of the Last Chrysanthemum - 1939).




Mizoguchi được tôn kính vì những sử dụng tinh tế của ông về phương thức biểu cảm gắn liền với nền văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Trong phần đầu của “Truyện đêm mưa trăng lu”, cuộc dạo quanh trên một cánh đồng tạo nên thành công trong việc bày ra một bức emakimono, hay bức họa trang trí của Nhật thời xưa. Bằng chứng nổi tiếng nhất về con mắt tinh tế của Mizoguchi là cảnh hồ nước – bắt đầu với một tầm nhìn dài có con thuyền nhiều màu trang nhã và màn sương mờ ảo. Ohama hát đều đều khi có tiếng trống gõ nhịp ở nơi xa nào đó. Những âm thanh ấy hòa lẫn thật khéo léo, gợi cảm giác về cảnh trên một con đường gợi lại tâm trạng siêu tự nhiên do suiboku-ga (bức sơn mực đơn sắc của Nhật dùng mực Ấn Độ) tạo nên. Một hiệu quả mãnh liệt hơn được tạo nên khi Ohama bị một băng nhóm samurai Nhật lưu động cưỡng hiếp. Cô tuyệt vọng, hòa cùng khung cảnh u sầu, cảm xúc lại càng được gợi nhiều thêm bởi hợp xướng thánh ca Noh. Những hình ảnh phong phú này đều phải đến với chuyên gia điện ảnh Miyagawa Kazuo, người làm việc với 6 phim khác của Mizoguchi, bao gồm phim gần đây nhất là “Street of Shame” (1956).



Tiểu thư Wakasa


Ảnh hưởng của kịch năng (nogaku) đối với Mizoguchi cũng có thể tìm thấy ở nhân vật công chúa Wakasa nham hiểm, người được trang điểm giống như mặt nạ trầm tĩnh và không rõ rệt ở kịch năng. Sân khấu và tôn giáo đến với nhau trong cảnh cuối, mọi người trong làng nhớ lại cảnh đầu phim. Đến lúc đó, người xem được trang bị cho các biểu tượng rộng lớn hơn của “Truyện đêm mưa trăng lu”, cổ vũ khái niệm mujo – sự phù du của tất cả những thứ trước đó - bắt rễ sâu trong Phật giáo và đó thường là một chủ đề của kịch Noh.

Sự tích hợp hoàn hảo của mối quan tâm về chủ đề và thẩm mỹ đánh dấu “Truyện đêm mưa trăng lu” là thành tựu tuyệt nhất của Mizoguchi – xếp thứ hai là “The Crucified Lovers” năm 1954. Mizoguchi chỉ sống được ba năm sau khi phát hành “Truyện đêm mưa trăng lu”, nhưng tác phẩm của ông rất nổi tiếng.

Ánh Hồng @ DienAnh.Net