Tuesday, December 18, 2012

Phương Đông Màu Đỏ #16: Leslie Trương Quốc Vinh

Tựa gốc & link: The East is Red #16 – Leslie Cheung Kwok-wing
Được viết ngày: 27/11/2010
Người dịch: whitedaisy @ dienanh.net



Hãy hỏi bất kỳ fan mê phim kinh dị nào của Mỹ hay châu Âu ai là ngôi sao chuyên trị phim kinh dị họ yêu thích, và ngay lập tức họ sẽ đưa ra một danh sách dài đủ tất cả từ các ngôi sao kinh điển của hãng Universal (Lugosi, Karloff) cho đến các nữ hoàng la hét trong các phim hạng B (Brinke Stevens, Linnea Quigley) . Fan mê các thước phim vàng sẫm da bò của Mexico có thể sẽ đề cập đến German Robles hay Abel Salazar. Nhưng thử hỏi bất cứ người xem phim châu Á nào xem, và đừng ngạc nhiên khi bạn nhận về những cái nhìn khó hiểu, bởi vì dường như khái niệm các ngôi sao kinh dị không tồn tạo ở bất cứ nơi đâu giữa các ngành công nghiệp điện ảnh tại mảnh đất châu Á này.


Có rất nhiều lý do dẫn đến thực tế trên. Phim Trung Quốc, Nhật và Nam Hàn vốn luân chuyển thường xuyên hơn – một bộ phim có thể là sự kết hợp của nhiều thể loại như khoa học viễn tưởng, cực kỳ đẫm máu và châm biếm xã hội (TOKYO GORE POLICE), hoặc kết hợp giữa hành động, kinh dị, lãng mạn và một chút siêu nhiêu thần thoại (SWORDSMAN 2). Và có lẽ bởi vì nguồn nhân tài không dồi dào (ví dụ như Hong Kong, cho dù cuối những năm 80 nó đã sản xuất hơn 400 phim một năm) nên các diễn viên thường không bị giới hạn ở một lãnh địa nhất định. Có lẽ họ cũng chưa bao giờ làm nhiều phim kinh dị như chúng ta (người Mỹ). Hoặc cũng có thể vì họ không cần đến các tên tuổi phải là những ngôi sao chuyên trị phim kinh dị mới thu hút được khán giả.


Một trong những ưu thế của câu chuyện này là các diễn viên hàng top của châu Á – những người đã đoạt các giải thưởng uy tín cho những thể loại chính kịch tâm lý phức tạp, hay các thiên sử thi hùng vĩ – cũng tham gia vào lãnh địa của các bộ phim rùng rợn, u ám, ly kỳ, giật gân này (khác với phương Tây dù thành công lớn đến đâu, rất hiếm khi các diễn viên chuyên trị phim kinh dị nhận được sự công nhận từ giới chuyên môn trừ đặc lệ phim Hitchcock, và các ngôi sao hàng top cũng không thích đóng phim kinh dị). Lấy một ví dụ như sự nghiệp của nam diễn viên quá cố Leslie Trương Quốc Vinh. Nếu các bạn nghĩ ngôi sao lớn nhất trong vòng 20 năm qua tại châu Á là Châu Nhuận Phát, Lý Liên Kiệt hay thậm chí là Thành Long, vậy thì nghĩ lại đi. Trương không chỉ là ngôi sao nhạc pop lớn mạnh nhất của Hong Kong trong vòng 20 năm qua (đôi khi anh ấy vẫn được gọi là “Elvis của châu Á”), anh còn là một nam diễn viên đỉnh cao. Trong bảng danh sách top 100 phim Hong Kong, 4 trong 5 bộ phim dẫn đầu đều có mặt của Leslie Trương Quốc Vinh; anh ấy được đề cử và đã thắng hàng tá giải thưởng điện ảnh châu Á, trở thành diễn viên Hong Kong đầu tiên tham gia vào một bộ phim của Trung Quốc Đại Lục (tác phẩm FAREWELL MY CONCUBINE của Trần Khải Ca, đã giúp anh trở thành một ngôi sao tầm quốc tế), và anh cũng đã hợp tác với gần như mọi đạo diễn xuất sắc nhất của Hong Kong, bao gồm Ngô Vũ Sâm, Từ Khắc, Quan Cẩm Bằng, và Vương Gia Vệ. Trong làng điện ảnh và âm nhạc của Hong Kong anh được biết đến với cái nickname giản dị “Gor-gor”, nghĩa là “anh trai”.




Phim A Chinese Ghost Story 1987 (Thiện nữ u hồn)

Năm 1987, Trương Quốc Vinh đã giành được vai diễn chính trong bộ phim A CHINESE GHOST STORY, đạo diễn bởi Trình Tiểu Đông và do Từ Khắc sản xuất. Bộ phim này không nghi ngờ gì là tác phẩm kinh dị nổi tiếng nhất mà Hong Kong từng làm. Trong bầu không khí thần thoại cổ trang u tối, Trương diễn vai Ninh Thái Thần, một anh chàng thu thuế nghèo hậu đậu không tiền bạc buộc phải trú chân tại một ngôi miếu hoang, nơi mà tình cờ may mắn anh thoát khỏi bàn tay của những xác chết di động và cuối cùng gặp Nhiếp Tiểu Thiện, một hồn ma thiếu nữ xinh đẹp. Sau đó anh cầu viện một kiếm sĩ đang ở ẩn, Yên Xích Hà, để giúp anh tiêu diệt tên yêu thụ ngàn năm đang nắm giữ hồn của Tiểu Thiện, cuối cùng họ giải thoát cô để cô có cơ hội được đầu thai chuyển kiếp. Trên cuộc hành trình này có một con ma cây với chiếc lưỡi khổng lồ hung hãn, một tiểu đình đầy cảm xúc tình yêu, và một chuyến mạo hiểm đi xuống địa ngục.

Trong A CHINESE GHOST STORY, Trương ngọt ngào, một chút ngốc nghếch, thật thà, và dễ dàng hoảng sợ; gương mặt ngây ngất của anh khi anh nhận được nụ hôn đầu (dưới nước) từ Nhiếp Tiểu Thiện xinh đẹp (do Vương Tổ Hiền diễn) đã gần như minh chứng anh là một thiên tài hài hước. Vai diễn Ninh Thái Thần của anh so với điện ảnh phương Tây mà nói khó mà tìm được đồng dạng tương ứng.




Phim Rouge 1988 (Yên chi khâu)

Sang năm sau chúng ta lại thấy Trương lần nữa, xuất hiện trong một phim ma hoàn toàn khác: ROUGE của Quan Cẩm Bằng. ROUGE, kể lại một chuyện tình kinh hãi giữa một thiếu gia giàu có (Trương Quốc Vinh) và một kỹ nữ tài mạo (nghệ sĩ quá cố xuất sắc Mai Diễm Phương). Đây không hẳn là phim kinh dị, nhưng nó mượn vỏ bọc của câu chuyện ma để nói về sự điêu tàn của một thời đã qua. Trương Quốc Vinh quyến rũ, lừ đừ và suy đồi trong ROUGE, hoàn toàn khác hẳn hình ảnh Ninh Thái Thần ngây thơ dịu dàng, một sự biến hóa tương phản ấn tượng mà một người diễn viên có thể đạt tới.




Phim The Bride With White Hair 1993 (Bạch phát ma nữ truyện)

Năm 1993, Trương Quốc Vinh khắc họa một tay kiếm sĩ cộc cằn, tóc tai xõa xượi trong bộ phim kinh dị/thần thoại gây sững sờ của Vu Nhân Thái: THE BRIDE WITH WHITE HAIR, bên cạnh nữ minh tinh Lâm Thanh Hà, cô cũng chính là cô gái đã làm nên hiện tượng rúng động cùng với vai diễn Đông Phương Bất Bại trong SWORDSMAN 2 của Từ Khắc. Trong BRIDE, Lâm diễn vai một thiếu nữ được đàn sói nuôi dưỡng từ nhỏ và được đào tạo để trở thành một cỗ máy giết người. Trong phim có rất nhiều phân cảnh điên rồ bạo lực, như khi cô gái sói chẻ thân đám lính tráng ra thành hàng chục mảnh chỉ bằng một cây roi da. Nhưng khi nàng chạm trán Trác Nhất Hàng của Trương Quốc Vinh, bộ phim biến thành một câu chuyện tình thê lệ bi tráng (và cũng rất gợi tình).


Click this bar to view the original image of 800x522px.


Phim The Phantom Lover 1995 (Dạ bán ca thanh)

Hai năm sau, Trương Quốc Vinh lại bắt tay cùng Vu Nhân Thái khi anh thủ diễn Tống Đan Bình trong THE PHANTOM LOVER, một bản phim làm lại của bộ phim kinh dị kinh điển Trung Quốc năm 1937 SONG AT MIDNIGHT, mà bản thân nó cũng đồng thời là một chuyển thể của vở kịch THE PHANTOM OF THE OPERA. Lần này Trương phải đóng vai một quái vật, một Tống Đan Bình đáng sợ ám ảnh cả nhà hát lớn. Diễn xuất của Trương – cũng giống như màn khắc họa trứ danh của Michael Crawford trên sân khấu năm nào trong vai “bóng ma” - với những xúc động thống thiết mà cũng không thiếu những khoảnh khắc làm lạnh sống lưng.


Hai vai diễn kinh dị điển hình nhất của Trương Quốc Vinh lại xuất hiện vào giai đoạn cuối sự nghiệp của anh, hai bộ phim đều được đạo diễn bởi La Chí Lương (cộng sự lâu năm của Nhĩ Đông Thăng): DOUBLE TAP năm 2000 và INNER SENSES năm 2002. Trong DOUBLE TAP cuối cùng Trương cũng trở nên điên loạn: cao thủ bắn súng Rick Pang, bậc thầy của những cú nã “double tap” liên hoàn, một thuật ngữ để chỉ khả năng bắn một lúc hai viên đạn đều trúng vào cùng một điểm. Sau khi Rick bị dồn vào thế phải giết người để tự vệ và bảo vệ đám đông, người dân xung quanh thành phố Hong Kong bắt đầu lần lượt chết, tất cả đều là nạn nhân của “double tap”. Rick sớm dấn thân vào một trò chơi mèo vờn chuột cùng với Miu, một cảnh sát được xem là người duy nhất đồng đẳng với Rick về tài nghệ bắn súng. Trong giai đoạn này Trương đã cho ra mắt những tác phẩm như HAPPY TOGETHER của Vương Gia Vệ – anh diễn vai một người tình đồng tính tự yêu bản thân, và THE KID – anh diễn một người đàn ông trẻ nghèo, đầy lòng trắc ẩn nhận nuôi một đứa bé bị bỏ rơi. Với vai Rick Pang, anh đã làm nên một màn trình diễn dữ dội và gây hãi hùng.



Phim Double Tap 2000 (Thương Vương)


INNER SENSES là bộ phim cuối cùng, một dấu chấm u sầu trầm tư gây xôn xao dư luận cho sự nghiệp của Trương Quốc Vinh. Trương đóng vai bác sĩ Jim Law, một nhà tâm lý tận tụy và trẻ tuổi không tin vào chuyện ma quỷ, mãi cho đến khi anh gặp Yan (Lâm Gia Hân đóng), một cô gái trẻ luôn khẳng định là mình nhìn thấy ma. Bộ phim này đã bóc trần những niềm tin vào các hiện tượng siêu nhiên của con người, nhưng không chỉ thế, nó còn đi vào khám phá tâm trí của con người, những nỗi ám ảnh có thể tạo thành kết quả còn kinh hoàng hơn các hiện tượng ma quái gấp trăm lần. Jim Law chữa được bệnh cho Yan, nhưng rồi chính anh cũng không chống trả nổi trước những bóng ma của quá khứ. Ở đây Trương đã làm nên một màn diễn xuất với cường độ xúc cảm chấn động (anh được đề cử hạng mục Nam Diễn Viên Xuất Sắc Nhất từ vô số giải thưởng điện ảnh châu Á) , và bộ phim này không nghi ngờ gì là một trong những tác phẩm thú vị nhất, nổi bật trên nền phim ma châu Á trong thời kỳ phát triển thịnh vượng của những năm 2000s.

INNER SENSES, tuy thế, lại trở nên nổi tiếng bởi những lý do buồn thảm hơn rất nhiều (xin thứ lỗi, vì sau đây sẽ là một tiết lộ lớn đối với những ai chưa được xem phim): Cảnh cuối phim Jim Law đứng chênh vênh nơi mép rìa của một tòa nhà cao chọc trời, tuyệt vọng và rã rời, anh đã hét lên “Tôi chưa bao giờ tìm được thanh thản”. Trong cuộc sống thực, Leslie Trương Quốc Vinh cũng rơi xuống từ tầng 24 của một tòa cao ốc Hong Kong vào ngày 1 tháng Tư, 2003, để lại một mảnh di thư với chữ “Trầm cảm”; ở tuổi 46 anh vẫn là một trong những ngôi sao tươi đẹp và mê hoặc nhất của Hong Kong, và sự ra đi đột ngột này của anh đã khiến cả châu Á bàng hoàng. Các fan ái mộ Trương, rất nhanh chóng, đã liên hệ những thời khắc cuối cùng trên phim với những khoảnh khắc cuối cùng của anh trên nhân thế. Hồi tưởng lại, đó thật sự là những trải nghiệm đau đớn khi nhìn thấy những gì xảy ra trên màn ảnh của INNER SENSES, và hãy tưởng tượng những cơn kích động tinh thần nguyên chất ấy đã lan tỏa màn ảnh và bao phủ lấy trái tim của khán giả như thế nào.


Trong cùng một sự nghiệp bao gồm những màn diễn xuất được ca ngợi rộng rãi như A BETTER TOMORROW của Ngô Vũ Sâm, DAYS OF BEING WILD và ASHES OF TIME của Vương Gia Vệ, tác phẩm hạt giống Làn Sóng Mới NOMAD của Đàm Gia Minh, bộ phim hài vặn vẹo giới tính HE'S A WOMAN HE'S A MAN của Trần Khả Tân, Leslie Trương Quốc Vinh đồng thời đã diễn một quái vật, một kẻ tâm thần, một con người theo chủ nghĩa hoài nghi, một nạn nhân, và một người anh hùng kiên định. Điện ảnh châu Á có thể không có Christopher Lee, không có Evelyn Ankers, không có Robert Englund... nhưng với những ngôi sao như Trương Quốc Vinh biến chuyển linh hoạt nhẹ nhàng từ thể loại kinh dị qua đến chính kịch, hài, bi kịch rồi lại quay trở về kinh dị, các bộ phim cũng không hẳn bị đối xử tệ bạc.

Monday, December 17, 2012

( 1953) Madame de...../ The earrings of Madame de.....

Một bộ phim làm theo thể loại drama của đạo diễn Max Ophuls. Phim kể về một phụ nữ ( Danielle Darrieux) xinh đẹp, duyên dáng song lại hời hợt. Tình cảm nàng dành cho chồng chẳng hơn là bao so với những món nữ trang của nàng: nàng đã giấu đôi hoa tai bằng kim cương do chồng mua tặng nhân lễ kết hôn đem đi cầm hòng trang trải cho những khoản nợ nần vì bài bạc của mình. Để rồi khi nàng gặp và yêu nam tước Donati (Vittorio De Sica) và nhận được 1 món quà do ông tặng. Món quà kia không gì khác hơn, chính là đôi hoa tai kim cương đó. Từ đó trở đi, người thiếu phụ hết sức nâng niu đôi hoa tai như thể đó chính là hình bóng người yêu mình. Nàng hầu như không thể sống nếu thiếu nó: món quà của người nàng yêu và cũng chính là kỷ vật của cuộc đời nàng. Mọi việc lên đến đỉnh điểm khi nàng quyết định hy sinh cả danh dự và lòng kiêu hãnh của mình - mang lên người đôi hoa tai kim cương. Sự việc dần bại lộ, chồng nàng (General Andre - Charles Boyer) biết được việc ấy, ông quyết định đấu súng với nam tước Donati. Người thiếu phụ, bị tước đoạt đi tình yêu lẫn kỷ vật cả đời nàng, tuyệt vọng, đau buồn đến phát ốm và qua đời.

"Luôn có 1 thứ trục đẩy vô hình gắn kết toàn thể bộ phim lại với nhau, tất thảy những hành động, diễn biến trong phim đều liên tục xoay quanh nó.....như trò chơi kéo quân vậy. Và chiếc trục đó là 1 vật thể bé xíu nhưng trân quý: đôi hoa tai kim cương!" - Max Ophuls.

Đánh giá:

Bộ phim nhận được nhiều lời bình luận trái chiều khi vừa công chiếu. Nhưng rồi, qua thời gian, nó được nhìn nhận như một kiệt tác. Phim được ca ngợi bởi chuyển động máy quay vô cùng mượt mà, tinh tế, phong cách thanh nhã uyển chuyển của nó. Nhà bình phim danh tiếng Andrew Sarris gọi nó là "bộ phim hoàn hảo nhất từng được làm ra". Derek Malcolm đánh giá: " Madame de....là ví dụ tiêu biểu nhất cho sự hoàn hảo của quá trình dựng phim, không hề vấp phải 1 sai sót nào trong suốt 2 tiếng đồng hồ.....cả bộ phim như 1 công trình khảo cứu tráng lệ, tỉ mỉ và bất biến theo thời gian về tình yêu, niềm đam mê mãnh liệt, về trò chơi ái tình và cả cuộc đời"

Source: wikipedia.com



(1928) Spione/Spy



Directed byFritz Lang
Produced byErich Pommer
Written byFritz Lang
Thea von Harbou
StarringRudolf Klein-Rogge
Gerda Maurus
Willy Fritsch
Georg John
Music byWerner R. Heymann
CinematographyFritz Arno Wagner
Release date(s)
  • March 22, 1928
Running time178 min.
CountryWeimar Republic
LanguageSilent film
Germanintertitles

Spione – một bộ phim câm thể loại suspense, được viết kịch bản và đạo diễn bởi Fritz Lang vào năm 1928. vợ Fritz Lang- Thea von Harbou đồng viết kịch bản với ông. Spione là bộ phim câm cuối cùng bởi Lang, và là tác phấm đầu tiên làm ra bởi công ty sản xuất phim riêng của ông: Fritz Lang-film GmbH. Cũng như những bộ phim trứớc đây về Dr. Mabuse, Rudolf Klein Rogge tiếp tục hợp tác cùng Lang trong vai 1 tên tội phạm cấp cao với ý đồ thống trị thế giới.


Nội dung:

Nữ điệp viên xinh đẹp nguời Nga Sonja Baranikowa (Gerda Maurus) tìm cách tiếp cận và quyến rũ đại tá Jellusis (Fritz Rasp) hòng xui giục anh phản bội đất nước, cung cấp thông tin cho ông chủ cô: Haghi-nhìn bề ngoài là một vị giám đốc ngân hàng khả kính, thực chất là 1 tên tội phạm cực kì nguy hiểm, cầm đầu một tổ chức tội phạm hùng mạnh. Sonja về sau lại nảy sinh tình cảm với Jellusis. Kế hoạch của Haghi bẳt đầu bị đe dọa, hắn tìm cách trừ khử Jellusis…….
được chỉ đạo bởi đạo diễn bậc thầy Fritz Lang, Spione là một bộ phim tuyệt vời đề tài tội phạm. Tương tự như các bộ phim trước đó của Lang, bao trùm lên toàn phim là một bầu không khí hoang mang, tăm tối, đầy ám ảnh. Phim được cho là lấy cảm hứng từ tờ London times trong khoảng những năm 1920 nói về cuộc đột kích Arcos: Scotland Yard đã bất ngờ tấn oông và vây ráp công ty thương mại All Russians Co-operative Society, hay còn gọi tắt là Arcos.


Một số hình ảnh trong phim:










Source: wikipedia.com

(1951) The River/Le Fleuve/ A pure masterpiece

THE RIVER



Đạo diễn: Jean Renoir
Sản xuất: Kenneth McEldowney, Jean Renoir
Nguyên tác: Rumer Godden (tiểu thuyết), Jean Renoir
Diễn viên chính: Nora Swinburne
Esmond Knight
Arthur Shields
Suprova Mukerjee
Radha Burnier
River Le
Âm nhạc: M. A. Partha Sarathy
Quay phim: Claude Renoir
Biên tập: George Gale
Phân phối: United Artists
Ngày ra mắt: 10 September 1951
Thời lượng: 99 min.
Quốc gia: France / India / USA
Ngôn ngữ: English / Bengali


Nội dung chính:

Ba cô gái trẻ gốc Anh quốc nhưng lại đuợc nuôi dưỡng, giáo dục tại Ấn Độ. Họ lớn lên bên dòng sông Bengal, nơi mà họ cùng trải nghiệm những mối rung động đầu đời và rồi chính thức từ giã thời niên thiếu, bước chân vào lứa tuổi trưởng thành.

Phim được thuật lại dưới lời kể của Harriet (Patricia Walters), một trong ba cô gái. Harriet là con gái trong một gia đình thượng lưu nguời Anh sinh sống tại Ấn Độ. Cô bé còn có 5 cô em gái và một cậu em trai Bogey (Richard.R.Foster) - rất có hứng thú với các loài vật có vảy, về sau cậu bị giết chết bởi một con rắn hổ mang. Harriet cùng với 2 cô bạn Melaine và Valerie đều thầm thương trộm nhớ Captain John, người vừa mới đến Ấn Độ cách đó không lâu. 

Đánh giá:

Bộ phim màu đầu tiên của Jean Renoir, hoàn toàn được quay tại Ấn Độ, thực sự là một kì tích về mặt hiệu ứng thị giác. Dựa trên tiểu thuyết bởi Rumer Godden, bộ phim như một sự tương phản hùng hồn giữa một bên là nỗi đau âm ỉ của ba cô gái trẻ đặt cạnh bên dòng chảy bất biến của dòng Bengal linh thiêng, qua đó đời sống thường ngày cùng những tâm sự riêng tư của họ dần dần được hé mở. Được làm giàu thêm bởi vốn hiểu biết phong phú cùng với lòng cảm kích dành cho văn hóa và người dân Ấn Độ, The River đã khai phá một cách khéo léo mối tuơng quan mong manh giữa những mối rung cảm bất chợt và sự sáng tạo bất diệt. 

Harriet



Melaine



Captain John & Valerie



Nguồn: dịch và tổng hợp.



Nhận xét về "The River", nhà phê bình Andre Bazin nhận định như sau:

"Khả năng tập hợp các dữ liệu riêng lẻ và tái tạo chúng thông qua trí tưởng tượng của Renoir thật đáng kinh ngạc, thậm chí còn có phần vượt trội hơn cả The rules of the game. Duy có điều thành quả lớn nhất của Renoir lần này nằm ở phần kĩ thuật - khác rất nhiều so với những bộ phim ông làm trước năm 1939. Với phần dựng phim linh họat, tái định hình một số cảnh quay cận cảnh, Renoir đã thay thế tính ổn định hình ảnh mà trong đó các cảnh quay chỉ được dàn dựng một lần duy nhất. Không có đến một cú lia máy trong toàn thể bộ phim. Renoir sử dụng ống kính máy quay chẳng khác nào một chiếc kính thiên văn, di chuyển ra vào giữa ranh giới thực tại, tiết lộ đồng thời che giấu một số yếu tố dựa trên thứ bản năng tài tình, nhuốm chút ma mãnh của ông. 
Có vẻ như Renoir chỉ hứng thú với việc trình bày sự việc theo đúng bản chất của chúng. Ngay cả lúc phải quay trở về với phong cách làm phim truyền thống, dùng đến nhiều cảnh quay cùng lúc, tỉ như cảnh ngủ trưa chẳng hạn, cũng không có dấu hiệu nào cho thấy sự kết nối với chủ nghĩa biểu hiện tuợng trưng. Ông dùng đến nó chỉ như một phương thức tường thuật, và không có đến một giây nào phá vỡ đi tính hiện thực cụ thể trong từng khoảnh khắc."














"Để vẽ nên một con đường trong khu rừng rậm, sẽ là một ý kiến không tồi nếu bạn có trong tay một cây gậy nhằm dẹp bỏ đi những chuớng ngại vô hình truớc mắt. Thỉnh thoảng cây gậy sẽ hích phải một thân cây hoặc tảng đá rắn chắc và gãy ngay trong tay bạn, cũng có thể nó vẫn còn nguyên, có điều chắc chắn là tay bạn sẽ sưng tấy lên. Điều này cũng tương tự với những gì tôi đã làm được suốt mười năm qua. Tôi không hề muốn đứng yên một chỗ cố định, cây kim la bàn tôi đang dùng thì cứ quay vòng không ngừng, khiến cho tôi thấy hoang mang không tìm ra được lối đi ngay. Song tôi lại rất lấy làm tự hào, chí ít tôi cũng chưa mất hết mọi mối liên hệ với thế giới bên ngoài. Tôi lấy lại được niềm tin của mình thông qua The River. Bản thân tôi cảm thấy rất rõ ràng trong cơ thể cháy lên một khao khát muốn vươn tay ra chạm tới những bạn bè đồng loại của tôi trên khắp thế giới này." - Jean Renoir.




















Tuesday, May 8, 2012

[IMG]http://i1227.photobucket.com/albums/ee421/hoang19/style/thanhhang07.jpg[/IMG]

Thursday, October 20, 2011

La Jetee

Độc đáo “La Jetée”


by Nguyễn  Trà
“La jetée” hay  “Đê chắn sóng” là  một bộ phim khoa học giả tưởng nổi tiếng của Chris Marker được làm năm 1962, vậy mà gần đây tôi mới có may mắn được xem tại Trung tâm Doclab. Khoan bàn về nội dung và ý nghĩa sâu xa của nó, ở bài viết ngắn này tôi chỉ muốn chia sẻ một vài nét độc đáo cơ bản trong cách thể hiện, dàn dựng của bộ phim (Image: Argos Films)

Điều thú vị đầu tiên ở đây là hình thức kể chuyện bằng hình ảnh với giọng kể ngoài hình. Hẳn rằng để có 1 bộ phim gần 30 phút, tác giả đã phải kỳ công chụp tới hàng nghìn bức ảnh, và tỉ mẩn lựa chọn từng bức có khả năng biểu đạt cao nhất, phù hợp mạch chuyện, để dù là các hình tĩnh, nhưng khán giả vẫ cảm thấy sự chuyển động, tính liên tiếp và thần thái của nhân vật. Nếu để ý kỹ hơn, tác giả còn có tính chủ định trong việc chọn góc chụp, ánh sáng trong từng bức ảnh: những bức ảnh cùng cô gái với ánh sáng tự nhiên hài hòa, những khung hình trong bảo tàng với góc chụp từ trên cao hoặc từ dưới chếch lên tạo không gian tự do, rộng lớn. Ngược lại, các bức ảnh trong cuộc thí nghiệm đầy rẫy bóng tối, tù nhân với ánh sáng mạnh trên khắp khuôn mặt, tạo sự tương phản mạnh cho hốc mắt đen sầm u tối. Những con người ở tương lai bí ẩn chưa được khám phá hết với ánh sáng mạnh ở một nửa khuôn mặt, và nửa còn lại giấu trong bóng tối dày đặc.
Điểm vô cùng đặc sắc nữa ở bộ phim là 1 câu chuyện với kết cấu vòng tròn: điểm mở đầu phim lại là điểm kết thúc, đi đến tận cùng bộ phim ta lại quay về điểm khởi đầu. Không biết rằng có phải kết cấu này có được rất nhiều đạo diễn học tập trong các bộ phim điện ảnh về các chiều thời gian không gian ảo không? (“The lake house” hoặc “The time traveler’s wife”?)
Bộ phim được dựng với những mối dựng song song, tạo nên những tương phản rõ rệt mà trong đó âm thanh và ánh sáng đã hỗ trợ thành công sự tương phản ấy. Ta có thể thấy rõ nhất điều này ở trường đoạn đan xen cảnh tại phòng thí nghiệm và lúc nhân vật chính  gặp cô gái. Những khi gặp cô gái, thiên nhiên và ánh sáng yên bình, âm nhạc cũng nhẹ nhàng và nhiều lúc gần như thần tiên. Nhưng ngay sau ấy, câu chuyện quay lại cảnh nhân vật chính trong phòng thí nghiệm, đập ngay vào mắt khuôn mặt tên bác sỹ với nhiều khoảng tối, âm thanh là những tiếng đập đều đều như tiếng tim đập, gợi cảm giác căng thẳng, lạnh lẽo, hồi hộp như khi trong phòng mổ. Âm thanh ấy cứ đều đều từng nhịp rất khó chịu, bức bối và to dần đến mức hoảng loạn.
Tất cả những điều ấy, cùng với 1 câu chuyện đầy màu sắc kỳ ảo giữa hiện tại, tương lai, quá khứ, điểm đầu và điểm kết vừa gây cảm giác kỳ bí, vừa gợi suy nghĩ về những cuộc thí nghiệm tàn nhẫn thực tế đã xảy ra ở những góc tối trong quá khứ. Hơn cả, tác giả phải có sức sáng tạo kỳ diệu để nghĩ ra một câu chuyện đa chiều như vậy

Chunking Express

Những câu chuyện thành phố


by Thu Hằng – Mai Phương
Nếu ký ức có thể đóng hộp lại, chúng có thời hạn sử dụng không? Nếu có, tôi hi vọng rằng chúng sẽ kéo dài hàng thế kỷ (Chung kinh Express). Và đó sẽ mãi mãi chỉ là mơ ước của vậy  thôi.

Dường như trong bộ phim nào của Vương Gia Vệ cũng ăm ắp những chuyện tình buồn, nhưng Chungkinh Express, lạc ra khỏi dòng đó, trong những chuyện tình buồn cuối cùng đã le lói một mối tình đã chớm nở và đơm hoa kết trái, trải qua một hành trình dài cuộc tìm kiếm giữa hai kẻ đang mò mẫm để yêu nhau.
Chungkinh được làm vào năm 1994 sau khi đóng máy bộ phim “Đông Tà Tây độc”trong thời gian chờ đợi hai tháng để biên tập phim, họ Vương quyết định làm phim này khi trong tay còn chưa có một kịch bản trọn vẹn. Ông từng cho biết : ““Lúc đó tôi chẳng có gì làm, tôi quyết định làm Trùng Khánh Sâm Lâm theo bản năng của mình… Sau khi đã thực hiện một bộ phim võ hiệp nặng ký như Đông Tà Tây Độc, tôi muốn làm một bộ phim đương đại nhẹ nhàng, nhưng với những nhân vật có cùng các vấn đề của bộ phim kia”.

Rõ ràng ông mục đích của ông đã thành công.
Chungkinh là câu chuyện kể vể hai mối tình lần lượt diễn ra trong phim. Chúng không có mỗi liên quan gì đến nhau trừ tình tiết cả hai nhân vật nam chính đều là cảnh sát và thất tình.
Câu chuyện thứ nhất kể về viên cảnh sát mang số hiệu 233 – Hà Chí Vũ,( Kaneshiro Takeshi), anh ta chia tay người yêu vào đúng ngày ¼ và quyết định sẽ chờ đợi sự quay lại của người yêu trong vòng một tháng nữa tính từ ngày đó, tức là mối tình đó sẽ kết thúc vào ngày 1/5, đúng là ngày sinh nhật lần thứ 25 của anh ta. Trong quãng thời gian một tháng đó, ngày nào anh ta cũng mua một hộp dứa để dành và chờ đợi. Nhưng cô người yêu chẳng may thay đã không hề quay lại. 223 đã một mình ăn hết số dứa đó và quyết đinh ra ngoài chạy bộ, như một hình thức để giải toả nỗi đau khổ bởi khi chạy “mồ hôi sẽ vắt kiệt hết nước mắt”. Vũ yêu một người đàn bà tóc vàng không lâu sau đó trong một quán bar mà không hề biết rằng cô ta đang dính vào một vụ buôn bán ma tuý và đang trên đường bị đối thủ truy sát. Kết thúc của mối tình thoáng chốc này, Vũ để lại người đàn bà trong khách sạn và ra đi sau một đêm thức trắng ngồi ăn xem ti vi. Trước khi đi, anh ta còn dùng ca la vát của mình để đánh bóng lại đôi dày của người đàn bà đó. Người mà anh ta chẳng biết là ai, một người tình cờ bước vào quán bar, bước vào cuộc đời của anh ta và trờ thành ký ức. Chính đây là lúc Vũ đã nói: “Nếu ký ức có thể đóng hộp lại, chúng có thời hạn sử dụng không? Nếu có, tôi hi vọng rằng chúng sẽ kéo dài hàng thế” sau khi nhận được tin nhắn chúc mừng sinh nhật từ cô. Cuộc sống là một chuỗi hẹn hò của những mối liên hệ tình cờ, mà Vũ cũng như chúng ta không bao giờ có thể lường đoán được. Sự kết thúc của điều này lại là sự khởi đầu cho những cuôc hành trình mới. Mối tình này được thuật lại qua lời kể của 233. Thực ra, trước cuộc chạm trán trong quán bar sau đó, họ đã gần như chạm được vào với nhau vì chỉ cách có 0.1 cm theo như lời 223 nói, “57 giờ đồng hồ sau tôi đã yêu người phụ nữ đó”. Câu nói này của 223 còn được lặp lại khi bắt đầu chuyển sang câu chuyện tình yêu số hai của cô gái bán hàng ăn và viên cảnh sát mang số hiệu 633. Vũ nói: “Chúng tôi chỉ cách nhau có 0,1cm và sáu tiếng sau cô ta đã yêu người đàn ông này (chỉ 633)”. Có một điều gì đó thật mong manh và chơi vơi trong tất cả những mối quan hệ đó. Có những thứ người ta tưởng là một sự ràng buộc chắc chắn, nhưng thực ra chẳng có điều gì như thế cả. Mối tình của 633 với cô tiếp viên hàng không cũng là một mối tình chơi vơi và vô vọng như vậy. 633 (Lương Triều Vĩ)  khủng hoảng vì sự ra đi của cô tiếp viên hàng không, công việc của anh ta diễn ra hàng ngày đều đặn nhàm chán. Anh ta chỉ trở về với nỗi đau khổ của mình trong căn phòng nhỏ bề bộn, mặc đồ lót và ôm những con gấu bông đủ các kích cỡ và tâm sự với chúng môt mình. Anh ta thậm chí còn không dám đọc bức thu cuối cùng của người yêu gửi cho qua ông chủ quán bán đồ ăn nhanh, nơi Phi (Vương Phi) làm việc. Anh ta sợ đối mặt với sự thật, hoặc giả anh thừa biết nội dung trong bức thư đó là gì rồi và thấy không cần thiết phải quan tâm tới nó nữa. 633 không hề biết rằng chính nhờ bức thư đó mà Phi chú ý đến anh. Phi không thể hiện nhiều cảm xúc, tình yêu của cô thật cụ thể chính xác và sống động, cô lén đến căn hộ của anh hàng ngày và dọn dẹp lại cho nó gọn gàng sạch sẽ. 633 vì vẫn còn chìm lấp trong đau khổ, anh không nhận ra nổi những sự thay đổi trong căn nhà của mình cho đến khi quyết định sẽ thoát ra khỏi mối tình với cô tiếp viên hàng không và vực dậy lại tinh thần của mình. Anh bắt đầu chú ý đến những chi tiết nho nhỏ và kín đáo quan sát Phi. Họ như thể đang chơi trò vờn đuổi nhau.

Việc sử dụng các effect đã tạo ra được những cảm xúc thật mới mẻ cho Chungkinh. Các trường đoạn đuổi bắt trên phố của Vũ, cuộc rượt đuổi cô gái tóc vàng đã sử dụng những hiệu ứng đặc biệt tạo cảm giác gấp gáp, kịch tính, căng thẳng chỉ trong một vài giây. Cảnh mô tả câu chuyện tình thứ hai giữa 633 và Phi khi hai người đứng trước quầy hàng và chờ đợi. Ta không hiểu ho chờ đợi điều gì vào lúc đó, chỉ biết rằng khuôn hình của hai người dường như đứng lại tĩnh lặng và trước mặt họ, từng bóng người thoắt ẩn thoắt hiện và trôi đi trên phố. Điều đó có lẽ chỉ riêng điện ảnh mới có thể làm được. Từ giây phút đó, dù họ dường như chưa có mối liên hệ nào với nhau nhưng người xem đã ngay lập tức nhận ra rằng họ đã thuộc về nhau. Vĩnh viễn.
Chungkinh rất ít các cảnh tĩnh, với phong cách cầm tay mô tả được sự chao đảo trong hiện thực đời sống, sự hỗn loạn của thành phố và mối quan hệ giữa mạng lưới con người, các khuôn hình động và nghiêng ngả đủ kiểu cho thấy những đời sống mất thăng bằng, những nội tâm đầy giông bão. Một bộ phim nữa quá hay của đạo diễn họ Vương.