Saturday, October 1, 2011

Joan of Arc

THE PASSION OF JOAN OF ARC


Author: Andre Bazin (radio cinema-1952)

Những ai đã từng có cơ hội được xem qua "The Passion Of Joan Of Arc" của Carl Dreyer thực chất là họ vừa xem qua bản in từ bản gốc âm tính trước đó. Nhiều người mặc định là nó đã bị thiêu hủy, nhưng kì diệu thay, người ta lại phát hiện ra nó từ những bộ phim có tiếng tại Gaumont Studios. Có lẽ sẽ không còn một bộ phim nào khác mà trong đó tác dụng của thuật nhiếp ảnh lại quan trọng hơn thế nữa.

"The Passion Of Joan Of Arc" được quay tại Pháp vào năm 1982 bởi nhà đạo diễn tài ba người Đan Mạch Carl Dreyer, dùng một nhóm diễn viên và biên kịch gia người Pháp. Dựa trên kịch bản của Joseph Delteil, bộ phim lấy cảm hứng từ khoảnh khắc Joan bị đưa ra xét xử tại tòa. Cuộc xét xử được tường thuật cô đọng lại trong vòng một ngày, không hề có một chi tiết xuyên tạc sự thật nào mà vẫn phù hợp với yêu cầu kịch tích của phim.

"The Passion Of Joan Of Arc" sẽ mãi được ghi nhận trong biên niên sử điện ảnh vì những áp dụng táo bạo của thuật nhiếp ảnh vào phim. Ngoại trừ một số ít cảnh quay, hầu hết chiều dài của phim đã sử dụng tới hiệu ứng close-ups, tập trung chủ yếu vào phần khuôn mặt. Kĩ thuật quay này đã giúp đạo diễn đạt được hai mục đích tưởng chừng như mâu thuẫn với nhau: thuyết huyền nhiệm và chủ nghĩa duy thực. Huyền thoại về Joan, như cái cách mà Dreyer mô tả, đã lược bỏ hết những tài liệu tham khảo cùng với những giai thoại trước đó về cô. Nó đã trở thành một cuộc chiến thuần túy về mặt tinh thần. Tấn thảm kịch tinh thần mà trong đó mọi hành vi đều xuất phát từ nội tại này đã được diễn tả hoàn toàn qua những góc quay đặc tả gương mặt của diễn viên-vốn dĩ là phạm vi đặc quyền về mặt giao tiếp.

Tôi sẽ giải thích thêm về điều này. Nhìn chung thì diễn viên dùng cơ mặt của họ nhằm biểu hiện xúc cảm. Thế nhưng Dreyer lại yêu cầu nhiều hơn thế nữa ở các diễn viên của ông, nhiều hơn hẳn mặt diễn xuất. Khi được quay cận cảnh khuôn mặt, mặt nạ của họ sẽ vỡ ra. Nói như nhà bình phim người Hungary Béla Balasz thì như thế này: "Camera sẽ thâm nhập vào từng tầng lớp trên diện mạo, nét mặt của người diễn viên. Ngoài các biểu hiện xúc cảm mà anh thường thể hiện, camera sẽ lột trần gương mặt thật của anh. Khi nhìn từ cận cảnh, khuôn mặt của con người sẽ trở thành một thứ tư liệu". Herein đã truyền đạt một thứ nghịch lý phong phú bất tận từ bộ phim này: sự thanh lọc linh hồn sẽ được giải phóng đến mức cao nhất thông qua thuyết duy thực của ống kính máy quay - như một chiếc kính hiển vi vậy. Dreyer không hề cho phép diễn viên của ông trang điểm chút nào cả. Đầu tóc của các vị quan tòa đều thực được cạo trọc. Tương tự như vậy, đao phủ cũng đã cắt tóc của Falconetti trước khi dẫn cô lên giáo đài thiêu sống. Tuy vậy, đó vẫn chưa phải là minh chứng rõ ràng nhất cho chính thể chuyên chế. Chúng ta đều phải hàm ơn Dreyer cho khả năng truyền đạt trực tiếp tâm hồn nhân vật lên màn ảnh một cách không thể chối cãi của ông. Chiếc bướu của Silvain (Cauchon), những nếp tàn nhang trên mặt Jean d'yd's, và cả những nếp nhăn của Maurice Schutz nữa, thực chất tất thảy đều thuộc về tâm hồn của họ. Những chi tiết trên mang tầm hệ trọng còn hơn cả diễn xuất của họ nữa. 20 năm sau, Bresson đã chứng minh lại những điểm này thông qua bộ phim "Diary Of A Country Priest" của ông (1950).

Còn có rất nhiều điều đáng nói về bộ phim này - một trong những tuyệt tác vĩ đại nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới. Ở đây tôi xin được liệt kê thêm hai điểm này. Trước tiên mà nói, cùng với Eisenstein, Dreyer có lẽ là nhà làm phim duy nhất mà những tác phẩm của ông có thể đáp ứng được các yêu cầu về mặt chân giá trị, tính nghiêm trang, sự quý phái xen lẫn vẻ thanh nhã - những yếu tố thường hay bắt gặp trong những tuyệt tác hội họa. Đây không chỉ đơn giản là do Dreyer được truyền cảm hứng bởi chúng, mà thực chất là do ông đã khám phá ra được những bí quyết về chiều sâu tư tưởng lẫn thẩm mĩ. Chẳng có lý do nào phải khiêm nhường khi bày tỏ lòng tôn kính với phim ảnh (hay nghệ thuật nói chung) cả. Một Dreyer có thể sánh ngang với bất kì nhà danh họa vĩ đại nào từ thời phục hưng của Italy hay từ ngôi trường Flemish vậy (Flemish - ngôi trường chuyên dạy về hội họa lừng danh từ thế kỉ thứ 14 đến 17). Điều thứ hai mà tôi muốn lưu ý là lời thoại - điều mà bộ phim này còn thiếu sót. Thứ làm cho tác phẩm này trở nên lỗi thời chính là do sự xen ngang của phần phụ đề. Bản thân Dreyer cũng thấy rất tiếc khi không thể dùng tới được hệ thống âm thanh hãy còn lỏng lẻo từ thời điểm năm 1982. Với những ai luôn tâm niệm rằng phim ảnh đã tự hạ thấp giá trị của nó cùng với sự hình thành của dòng phim có tiếng, xin hãy một lần xem qua kiệt tác phim câm này - một bộ phim mà tự thân nó đã biểu thị hết cả những điều cần nói.

 


p/s: Dreyer sinh năm 1989 tại Copenhagen, mất năm 1968. Những bộ phim do ông đạo diễn gồm: The President, Leaves From Stan's Book (1919); The Parson's window (1920); Love One Another, Once Upon A Time (1922); Michael (1924);
Master Of The House, The Bride Of Goomsdale (1925); The Passion Of Joan Of Arc (1982); Vampyr (1932). Các bộ phim có tiếng đầu tiên của ông bao gồm: Day Of Wrath (1943); Two People (1945); Ordet (1954); và Gertrud (1964).

No comments:

Post a Comment