Saturday, October 1, 2011

The Rules of The Game

Dưới đây là bài review phim của Francois Trufaut


Vào thời điểm nó phát hành, ai nấy đều cho rằng đây là thất bại lớn nhất trong sự nghiệp của Jean Renoir. Giờ đây khi ngồi vấn lại: nó rõ ràng là một tuyệt phẩm. Renoir đã nhắm tới quá xa, hầu hết những bộ phim khác của ông đều phải tốn vài năm trời để có thể tìm được một lượng khán giả rộng rãi, riêng bộ phim này phải tốn vài thập kỉ và chỉ nhận được sự đánh giá đúng mức từ giới chuyên môn! Cả hai lần phát hành vào năm 1945 lẫn 1948 đều gặp phải thất bại thảm hại về mặt doanh thu, tình cuộc chỉ thực sự chuyển đổi vào lần phát hành năm 1965.



Sau The Grand Illusion và The Human Beast, Renoir có vẻ thực sự chán chường với thể loại tâm lý trong phim. Ông ấy nảy sinh ý muốn làm mới mình, muốn diễn đạt hơn là phân tích, chuyển động hơn là va chạm. Ông đã từng giải thích như sau trong một buổi phỏng vấn: "Chúng ta cần phải nhìn nhận luật chơi cho thật tỉnh táo nếu không muốn bị nghiền nát". Vấn đề nằm ở tính chân thành trong tình yêu: "Tính bất lương lại là một vỏ bọc nặng nề.......Những người thành thật mới thật tẻ nhạt........Tôi chỉ muốn được biến mất, bạn của tôi, để không còn phải chứng kiến bất cứ thứ gì nữa......Như vậy tôi không cần phải mất công suy đoán đâu là đúng đâu là sai; bởi vì, như anh thấy đó, trong thế giới này có một điều tồi tệ luôn hiện hữu: tất cả mọi người đều có lí do của riêng mình....Tôi đang phải chịu đựng, và tôi thực sự không thể chịu thêm được nữa". Những lời dẫn giải trên đã phần nào gợi nên giọng điệu của bộ phim và nêu bật tầm hệ trọng của yếu tố luân lý.




Chín nhân vật chủ chốt của The Rules of the Games đều mang trong lòng những khúc mắt nhạy cảm cần phải giải quyết, và khi bộ phim cho chúng ta thấy họ đứng trên bờ vực khủng hoảng, bọn họ ai nấy đều hành xử theo cách tồi tệ nhất. Nhân vật thành thật duy nhất trong cả bộ phim - anh phi công Andre Jurieu - thì lại đang mắt kẹt trong một môi trường hoàn toàn xa lạ, đã góp phần tạo nên một vở bi hài kịch hiếm thấy, đơn giản bởi vì anh đã không tuân theo luật chơi!

Như những khung sườn lố bịch, những nhân vật trong The Rules of the Game, nhìn từ góc độ phê phán thời đại, đang dần từ bỏ vụ điệu farandole ("Nó khá thú vị, song đã lỗi thời từ lâu rồi"), dấn thân vào một vũ điệu rùng rợn. Nhằm phục vụ cho mục đích trá hình của buổi party, ai nấy không ai bảo ai đều tự động mang một lớp ngụy trang và buộc phải gỡ bỏ mặt nạ vào phút cuối. Hình ảnh chủ nhân và đám người giúp việc trộn lẫn, dung hòa vào nhau, vẽ nên bức tranh xa hoa của giới thượng lưu, một cuộc sống không cách nào tồn tại lâu bền: con người vốn dĩ không ai là hoàn mĩ, họ sinh ra là những kẻ dối trá, và còn nữa: "nếu tình yêu không được chắp thêm đôi cánh, liệu nó có thể vẫy vùng được hay không?". The Rules of the Game là một tác phẩm sâu sắc, uyên thâm, đầy tính yếm thế, một cuộc vui trá hình chua xót mà trong đó ngay cả tình bằng hữu cũng bị đem ra phơi bày chẳng khác nào một trò chơi rỗng tuếch. "Tôi vốn không tin vào thứ gì nhiều, nhưng giờ đây tôi đang bắt đầu tin vào thứ gọi là tình bạn", La Chesnaye giãi bày tâm sự với Jurieu khi nói về một người bạn khác của cả hai: Octave, người vào đúng lúc ấy đã sẵn sàng tước đi người phụ nữ mà họ yêu.



Sau chuyến đi săn, Christine dõi theo một chú sóc nhỏ đương đậu trên cành cây bằng một chiếc ống nhòm nhỏ. Tiếp đó là một câu nói bày tỏ niềm ngưỡng mộ với chiếc ống nhòm, bạn có thể thầm hiểu nó như lời định nghĩa về chiếc máy camera hoặc là lòng kính trọng đối với nhà quay phim: "Phần thấu kính của nó đặc biệt mạnh mẽ, tinh xảo, bạn có thể quan sát hết được đời sống các loài động vật từ một khoảng cách ngắn mà không phải đánh động đến chúng".

Về phần cá nhân tôi mà nói, tôi không tài nào nghĩ tới được một nhà làm phim nào khác lại có thể đem hết cả bản thân mình đặt cược vào trong một bộ phim như Jean Renoir đã làm với The Rules of the Game.
(trích từ "Jean Renoir, xuất bản bởi Simon & Schuster, Inc.)

No comments:

Post a Comment